Hưởng ứng làn sóng công nghệ 4.0, Robot đang được ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống, xã hội, mang lại nhiều thay đổi mạnh mẽ cho nền kinh tế. Tại sao gọi là Robot công nghiệp? Có những loại robot nào và ứng dụng của robot trong sản xuất công nghiệp ra sao?
I. Robot công nghiệp là gì?
Robot là một loại máy có thể thực hiện công việc một cách tự động bằng sự điều khiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình. Robot được lập trình sẵn theo một trình tự nhất định và sử dụng mục đích phục vụ công việc lắp ráp, sản xuất hoặc chế biến sản phẩm. Robot hỗ trợ rất nhiều cho con người. Đặc biệt là trong những môi trường khắc nghiệt, độc hại và nguy hiểm. Robot công nghiệp có tính chính xác cao và hiệu quả vượt trội so với sản xuất thủ công.
II. Những loại Robot công nghiệp phổ biến hiện nay:
1. Robot Palletizing – Bốc xếp hàng hóa
Tùy theo ứng dụng mà có các loại Robot xếp hàng như:
- Xếp bao từ dây chuyền sản xuất lên pallet
- Xếp các loại thùng hàng
Hình ảnh: Xếp bao từ dây chuyền sản xuất lên pallet
2. Robot Arc Welding – Hàn gia công cơ khí
Tùy vào từng mục đích sử dụng mà có nhiều loại robot hàn gia công cơ khí khác nhau về đầu hàn như:
- Hàn tích
- Hàn dây
- Hàn điểm
- Hàn laze.
Robot hàn được áp dụng vào các dây chuyền sản xuất tự động đòi hỏi tính chuyên môn, phức tạp trong các lĩnh vực như sản xuất ô tô, xe máy, đường ống, giá đỡ…
3. Robot Pick and Place – Gắp và sắp xếp sản phẩm:
Robot Pick and Place được dùng cho việc gắp đặt sản phẩm từ vị trí cố định hoặc di động sang vị trí. Robot có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, từ cấp nhiên vật liệu đầu vào đến đóng gói sản phẩm ở đầu ra. Đặc biệt các nhà máy của ngành thực phẩm – giải khát; hàng tiêu dùng; dược phẩm – hóa chất.
4. Robot Foundry and Forging – Đúc và rèn:
Trong ngành đúc, Robot làm nhiệm vụ rót kim loại nóng chảy vào khuôn, cắt mép thừa, làm sạch vật đúc hoặc làm tăng bền vật đúc bằng cách phun cát. Nhờ các cánh tay rô-bốt chịu nhiệt làm bằng thép đặc biệt, nó hoạt động mà không gặp vấn đề gì ngay cả ở nhiệt độ khắc nghiệt.
5. Robot Milling – Robot Phay:
Robot phay được dùng để gia công thô, gia công tinh loại bỏ vật liệu trong các ngành cơ khí, gia công kim loại, chế tạo máy, điện, điện tử, nội thất, xây dựng, ô tô, xe máy, sắt thép, nhựa, đồ chơi, nghiên cứu khoa học, y tế, đặc biệt là trong ngành điêu khắc.
6. Robot Waterjet Cutting – Cắt bằng tia nước:
- Robot cắt bằng tia nước có khả năng cắt nhiều loại vật liệu khác nhau từ kim loại, hợp kim (inox,sắt,thép,đồng, nhôm,v.v…) tới phi kim (nhựa, sứ, đá, gốm, thủy tinh…), do cắt bằng tia nước không sinh ra nhiệt nên được giải pháp này được tận dụng để thay thế cắt các vật liệu nhạy cảm với nhiệt.
- Robot cắt bằng tia nước được sử dụng trong các ngành công nghiệp như cơ khí chế tạo, xây dụng và cả ngành công nghiệp hàng không vũ trụ…
7. Robot đánh bóng:
- Robot đánh bóng – mài nhẵn được dùng để hoàn thiện bề mặt các chi tiết, bộ phận, sản phẩm hoặc chuẩn bị bề mặt cho quy trình tiếp theo như tạo nhám trước phun sơn, xi mạ … trong các ngành cơ khí, gia công kim loại, chế tạo máy, điện, điện tử, nội thất, xây dựng, ô tô, xe máy, sắt thép, nhựa, đồ chơi, …
III. Những giá trị to lớn Robot đem lại cho doanh nghiệp:
1. Việc sử dụng robot công nghiệp tự động hóa nhằm tiết giảm chi phí, cải thiện chất lượng môi trường lao động
Các vấn đề liên quan đến nhân công như tiền lương, chi phí tuyển dụng, đào tạo, các chi phí ràng buộc khác khi sử dụng lao động thực sự làm doanh nghiệp đau đầu, ảnh hưởng hiệu quả của doanh nghiệp.
Sử dụng robot làm giảm thiểu các nguy cơ tai nạn lao động, giúp doanh nghiệp dễ dàng tuân thủ các quy tắc hay các tiêu chuẩn về an toàn lao động.
2. Robot công nghiệp đảm bảo tính đồng nhất và tăng chất lượng sản phẩm
Ứng dụng robot tự động hóa có thể sản xuất các sản phẩm hàng loạt, có tính đồng nhất và chất lượng cao hơn, do máy móc luôn hoạt động với tính chính xác, lặp lại liên tục, không có các hiện tượng mất tập trung, buồn chán, mệt mỏi, thái độ… như sử dụng sức lao động của con người.
3. Sử dụng robot tự động hóa trong công nghiệp giúp tăng năng suất
Khả năng làm việc của robot là bền bỉ, không cần nghỉ ngơi và là giải pháp tối ưu để tăng sản lượng sản xuất. Chu trình sản xuất được lập trình tối ưu, hoạt động của robot liên tục không gián đoạn.
4. Tăng tính linh hoạt trong sản xuất
Dây chuyền sản xuất trong công nghiệp ứng dụng robot tự động hóa được lập trình thông qua bộ điều khiển nên rất dễ dàng chuyển từ chế độ này sang chế độ khác, dễ dàng thay đổi quy trình, thay đổi chủng loại sản phẩm và tối ưu hoá các công đoạn hoạt động.
5. Tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và hạ giá thành sản phẩm
Ứng dụng robot trong sản xuất giúp giảm thiểu các sản phẩm lỗi, hỏng. Các công đoạn sản xuất luôn đảm bảo tính chính xác, chuẩn mực nên nguyên nhiên vật liệu hao phí, rơi vãi được hạn chế rất nhiều. Tăng sản lượng, giảm hao phí đương nhiên sẽ hạ giá thành sản phẩm.
6. Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp
– Robot được ứng dụng đồng nghĩa với việc tính toán tối ưu hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm không gian, từ đó giảm nhu cầu sử dụng đất, giảm chi phí đầu tư hạ tầng, nhà xưởng.
7. Nâng cao uy tín thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp
– Ứng dụng robot tự động hóa với hàng loạt các lợi ích nêu trên sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng chính xác tiến độ, chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Quá trình vận hành sản xuất giảm thiểu các sai sót, từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín thương hiệu và tăng sức cạnh tranh.